Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2008

Thay đổi số phận

Nếu bạn hài lòng với những gì bạn đang có, những gì bạn đạt được, và bạn không mong muốn điều gì lớn hơn, tức là bạn hài lòng với số phận của bạn.

Bạn có tin rằng mỗi người đều có số phận không?

Trước đây tôi không tin, nhưng bây giờ thì tôi tin.

Bạn có tin rằng ta có thể thay đổi được số phận không?

Trước đây tôi nghĩ nếu đã có số phận thì không thể thay đổi được, nhưng bây giờ thì tôi tin rằng có thể thay đổi được.

Có công thức của số phận không?

Trước đây tôi nghĩ rằng không có, bây giờ tôi mới biết rằng có.

Nếu bạn hài lòng với những gì bạn đang có, những gì bạn đạt được, và bạn không mong muốn điều gì lớn hơn, tức là bạn hài lòng với số phận của bạn. Bạn hãy tiếp tục làm những điều mà trước nay bạn vẫn làm nhé!

Còn nếu bạn không hài lòng với những gì bạn đang có, những gì bạn đạt được, và bạn mong muốn điều gì lớn hơn, tức là bạn không/chưa hài lòng với số phận của bạn. Bạn muốn thay đổi số phận thì tôi xin chia sẻ với các bạn vài điều mà tôi mới biết về số phận.

Công thức của số phận:

SUY NGHĨ-> HÀNH ĐỘNG -> THÓI QUEN -> TÍNH CÁCH -> SỐ PHẬN

Sẽ có người nói rằng: Ồ tưởng gì chứ, chẳng có gì đặc biệt. Thật sự nó rất kỳ diệu nếu bạn hiểu nó cặn kẽ và áp dụng đúng.

Trước khi giải thích và nói về cách áp dụng công thức này, tôi xin kể một câu chuyện về việc Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ. Sau khi Christopher tìm ra Châu Mỹ và trở về Bồ Đào Nha, Nữ Hoàng mở tiệc chiêu đãi và thưởng công cho Christopher. Trong buổi tiệc, có vài vị quan bàn tán với nhau rằng việc tìm ra Châu Mỹ cũng đơn giản thôi mà. Christopher nghe được, bèn liền cầm quả trứng trong đĩa giơ cao và đố mọi người trong buổi tiệc xem có ai có thể đặt quả trứng thẳng đứng được trên bàn hay không, mọi người ai cũng loay hoay thử, nhưng cứ đặt dựng đứng trên bàn thì nó lại ngã, làm mãi mà vẫn không được, mọi người bắt đầu nói “không thể làm được!”. Lúc này Christopher mới cầm quả trứng đập nhẹ đầu quả trứng xuống bàn cho móp đầu quả trứng rồi đặt thẳng đứng trên bàn. Mọi người cười ồ lên, tưởng gì chứ làm như vậy thì ai chẳng làm được. Christopher chậm rãi nói: Đúng rồi, nó rất đơn giản, ai cũng có thể làm được, nhưng vấn đề ai là người nghĩ ra cách làm đầu tiên.

Bây giờ xin quay lại vấn đề làm sao để thay đổi số phận.

Làm sao để thay đổi số phận?

Chúng ta thấy rằng số phận (hay kết quả) là sản phẩm cuối cùng trong một chuỗi các tác nhân. Vì vậy để thay đổi số phận ta phải bắt đầu từ tác nhân đầu tiên là Suy Nghĩ, nếu như cách Suy Nghĩ của chúng ta từ trước đến nay nói chung, hay ở một khía cạnh nào đó mà không đem lại kết quả tốt, thì ta có thể tạm bỏ lối suy đó sang một bên, và tìm kiếm lối suy nghĩ khác xem sao. Chẳng hạn, bạn nghĩ rằng mình không thể nói tốt trước công chúng, thế là bạn hạn chế tối đa việc nói trước công chúng, thật là lâu mới có dịp bạn bắt buộc phải nói trước công chúng, thế là bạn trở nên ấp úng, mất bình tĩnh khi nói trước công chúng, và lúc này bạn tin rằng mình không thể nói tốt trước công chúng. Bây giờ chúng ta thấy được rằng sự cần thiết phải thay đổi Suy Nghĩ, và cũng rất nhiều người đã thay đổi suy nghĩ, nhưng họ lại dừng tại đây, điều đó cũng chẳng giúp được gì cho họ trong việc thay đổi số phận. Một số ít trong đó đi tiếp đến bước thứ hai: Hành Động.

Trở lại ví dụ nói chuyện trước công chúng phía trên, lúc này ta đã thay đổi Suy Nghĩ rồi, Suy Nghĩ mới của chúng ta lúc này là TA CÓ THỂ NÓI TỐT TRƯỚC CÔNG CHÚNG, và ta tiến tới Hành Động là tìm mọi cơ hội để nói trước công chúng: trong các buổi họp, các buổi hội thảo, thuyết trình, các buổi tranh luận…

Lúc đầu khi khi bạn nói trước công chúng thì bạn sẽ có thể bối rối, sợ hãi…nhưng sau khi làm nhiều lần thì nó đã trở thành Thói Quen, và bạn không còn gặp những vấp váp đó nữa. Lấy một ví dụ rất hay về việc này, chẳng hạn bạn vào một nhà hàng máy lạnh, với không gian yên tĩnh, bất ngờ người ngồi ở bàn bên cạnh dùng tay đập vào bịch nylon có chứa khăn lau mặt ở bên trong để cho nó “nổ” lên một cái “đùng” (cái này khá phổ biến ở Việt Nam gần đây), tất nhiên là bạn giật mình. Sau đó 5 phút sau, họ đập một cái nữa, bạn cũng sẽ giật mình, nhưng mức độ bớt đi. Rồi cứ 5 phút họ lại đập một cái, như vậy sau một tiếng bạn còn giật mình nữa không? Chắc chắn không rồi.

Bây giờ đã đạt một mức Thói Quen trong công thức Số Phận, nhưng mọi việc chưa dừng ở đó, bạn phải phát triển thêm một bước nữa là sau mỗi hành động, bạn sẽ đánh giá những điểm tốt cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục, đôi khi chúng ta còn cần sự trợ giúp của bạn bè trong việc đánh giá đó, rồi mọi việc cứ như vậy tiếp diễn và chúng ta đạt đến mức thứ tư trong công thức số phận là Tính Cánh.

Từ đây mỗi việc làm của bạn sẽ cho ra một kết quả (Số Phận), và kết quả này sẽ khác với kết quả (số phận) trước đây. Tôi nói ở đây là KHÁC, có nghĩa rằng nó có thể TỐT hơn, nhưng nó cũng có thể XẤU hơn đấy, không thể có chuyện 100% nó sẽ tốt hơn. Vấn đề đặt ra là vậy phải Suy Nghĩ như thế nào để sắc xuất Tốt hơn là cao, đó lại là một chủ để khác, mà khi có thời gian tôi sẽ cùng chia sẽ với các bạn.

Không có nhận xét nào: