Thứ Ba, 16 tháng 9, 2008

Nhận thức bản thân

Trong tác phẩm How to be your own Best Friend (Cách để trở thành người bạn tốt nhất của chính mình), Mildred Newman và tiến sĩ Bernard Berkovitz đã đặt ra một câu hỏi ý nghĩa: Nếu chúng ta không yêu được bản thân mình thì thử hỏi chúng ta lấy đâu ra tình thương yêu cho người khác?” Ta không thể cho ai thứ gì bản thân ta không có. Kinh Thánh nói rằng “Hãy yêu người như yêu chính bản thân mình.”


Trong tất cả các khả năng mà Đấng tạo hoá ban cho ta, khả năng chọn cho mình một con đường như mong muốn là khả năng lớn nhất.

Bạn phải chấp nhận chính mình trước khi có thể thực sự yêu thích một ai khác hoặc trước khi có thể chấp nhận việc mình xứng đáng có được thành công và hạnh phúc.

Nhận thức đúng về bản thân chính là bước khởi đầu để có được thành công lẫn hạnh phúc.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

Tia sáng cuối con đường

"Cuộc đời giống như một cuộc hành trình, một cuộc hành trình thú vị, vinh quang nhưng cũng đầy khó khăn, thử thách. Có những lúc bạn phải đối mặt với nỗi cô đơn, bạn cảm giác như mình đang đứng ở điểm cuối cùng của con đường với nỗi tuyệt vọng nhưng bạn hãy tin rằng luôn có một tia sáng niềm tin dành cho bạn, tia sáng từ sức mạnh nội tâm giúp bạn khám phá cuộc sống."

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2008

Niềm khát khao mạnh hơn tạo hoá

“Khát vọng cháy bỏng muốn trở thành một ai đó và muốn làm được một điều gì đó là điểm xuất phát cho những người biết ước mơ cất cánh”.

“Tôi tin tưởng chắc chắn rằng nếu con người thực sự có niềm tin cộng với một khát khao cháy bỏng về một điều gì đó thì dù đúng hay sai, điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. Chân lý đó đúng và rộng mở với tất cả mọi người”.

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2008

Mong ước - Mục tiêu - Kế hoạch

Phần đông chúng ta sử dụng việc hình dung để đạt mục tiêu. Đó là khi bạn:

a) Chọn một mục tiêu và rồi

b) tưởng tượng mình đã đạt mục tiêu đó cho tới khi thực sự đã đạt được.

Bất luận bạn muốn giảm cân, muốn thêm tự tin, hay muốn giỏi hơn một môn gì đó, các chuyên gia nhất trí việc hình dung nó trong đầu rất hữu ích. “Nghĩ sao, sẽ được vậy.” Thường xuyên hình dung đến thành công – và đặt vào đó sự nỗ lực cần thiết càng nhanh có kết quả.

Chúng ta có thể tự hỏi “Thế thì tại sao không MONG ƯỚC cho được như vậy?”. Không phải hai điều đó giống nhau sao?

Không.

Hình dung trong tâm trí có nghĩa là:

  • Bạn chọn một mục đích, chẳng hạn như bụng thon, công việc thú vị, thay đổi lối sống.
  • Bạn hình dung mục đích ấy đã đạt được ngay giây phút này.
  • Hình ảnh này được ghi vào tiềm thức bạn.
  • Bạn tiếp tục làm việc hướng tới mục tiêu đó.

Mong ước có nghĩa là:

  • Bạn tự nhủ “Mình ghét những thứ mình đang có.”
  • Bạn mong có nhiều tiền hơn, hạnh phúc hơn, hoặc đẹp trai như Brad Pitt.
  • Tâm trí bạn cứ trôi nổi suốt ở thời tương lai.
  • Bạn không có chiến lược thựchiện.
  • Chẳng có gì xảy ra.

ĐIỂM MẤU CHỐT: Chỉ có thể thay đổi được cuộc đời mình bằng cách dồn năng lực vào GIÂY PHÚT HIỆN TẠI. Còn khi mong ước, tâm lý chúng ta ở suốt tương lai. Vì vậy, càng mong ước viển vông chừng nào, chúng ta càng MẮC KẸT chừng ấy.

Đừng mong mỏi gì hết! Dù hoàn cảnh của bạn có xấu tới đâu đi nữa! Hãy đặt mục tiêu, lên kế hoạch, hình dung sự biến đổi, dồn nỗ lực. Trong suốt quá trình ấy, hãy sống hạnh phúc với những gì đang có. Trong khi dành dụm tiền mua một chiếc Ferrari, hãy vui vẻ với chiếc xe cũ của bạn.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2008

Khát vọng vươn tới đỉnh cao

"Tôi tin
Con người được tạo dựng để đạt sự viên mãn,

được sắp đặt để thành công,

và được phú cho những hạt giống của sự vĩ đại."

Tôi sẽ kiên định trong mọi hoàn cảnh

“Tôi biết kết quả mà mình mong muốn. tôi sẽ theo đuổi những ước mơ của mình. Tôi sẽ giữ vững con đường đi. Và tôi không bao giờ bỏ cuộc.

Tôi sẽ kiên định trong mọi hoàn cảnh. Tôi sẽ tiếp tục dù cho kiệt sức.”

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2008

Đỗ lỗi cho chính mình

Chúng ta thường là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình khi chúng ta điên rồ tự tạo ra những chướng ngại trên bước đường dẫn đến sự thành công và hạnh phúc của mình.

Đã bao lần bạn nói với mình: Tại sao mình lại ngu ngốc thế nhỉ? Tại sao mình lúc nào cũng vướng phải chuyện đó nhỉ? Tại sao mình lúc nào cũng nói những lời không phải thế? Mình quả là một người đần độn!

Thực ra, chúng ta không tin rằng mình là những người ngu ngốc. Đây là một phương thức nhanh chóng và dễ dàng để bỏ qua một thất bại nào đó.

Thay vì suy nghĩ và đấu tranh với vấn đề ẩn phía sau thất bại và cố gắng giải quyết nó chúng ta lại tự đổ lỗi cho chính mình giống như thể bẩm sinh chúng ta đã là những con người của thất bại và rồi chúng ta để mọi việc lướt qua mà không hề suy nghĩ gì cả.

Đây là lối hành xử nguy hại. Nó tạo ra cảm giác không an toàn và khiến chúng ta luôn nghĩ rằng mình luôn là con người của thất bại, về sau hạt nảy mầm này sẽ phát triển mạnh mẽ và thống trị toàn bộ tâm hồn chúng ta.

Người ta kể rằng, khi tướng William F.Dean được Đảng cộng sản phóng thích, một ký giả đã hỏi ông rằng điều gì đã giúp ông có thể sống được qua ba năm đau khổ này. “Tôi không bao giờ cảm thấy hối tiếc cho chính mình” – William nói – “và đó là những gì đã giúp tôi có thể vượt qua được khó khăn”. Sự tự thán sẽ gây hại cho chúng ta nhiều hơn so với bất cứ thứ gì; và sự tự đổ lỗi cho chính mình thậm chí còn là việc tồi tệ hơn nữa, bởi vì nó là một trong những nguyên nhân chính cấu thành sự tự thán. Chúng ta có thể đi từ sự tự đổ lỗi cho chính mình sang sự tự coi thường chính mình và rồi đến với sự tự huỷ hoại mình.

Việc tự đổ lỗi cho chính mình một cách cực đoan sẽ mở toang cánh cửa cho những suy nghĩ tội lỗi bước vào. Với thói quen luôn tự đổ lỗi cho chính mình khi mắc phải những thất bại, theo thời gian có thể bạn sẽ gặt lấy thói quen luôn tự đổ lỗi cho chính mình về những thất bại của người khác.

Thái độ luôn tự đổ lỗi cho chính mình sẽ khép lại cánh cửa của sự tự thân phát triển. Phía sau cánh cửa bị đóng chặt đó tâm trí của chúng ta có thể luôn trong trạng thái u sầu cùng cực. Giống như một chú hươu con mờ mắt trước ánh sáng chói chang, nó không thể làm gì cả, ngoại trừ việc đứng yên bất đọng.